Tư Vấn Nhãn Hiệu – Định vị nhãn hiệu https://www.dhnh.edu.vn Just another WordPress site Mon, 09 May 2016 02:21:21 +0000 vi-VN hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.3.15 Tại sao doanh nghiệp chưa quan tâm đến thương hiệu Online https://www.dhnh.edu.vn/tu-van-nhan-hieu/27-tai-sao-doanh-nghiep-chua-quan-tam-den-thuong-hieu-online.html https://www.dhnh.edu.vn/tu-van-nhan-hieu/27-tai-sao-doanh-nghiep-chua-quan-tam-den-thuong-hieu-online.html#respond Mon, 09 May 2016 02:21:21 +0000 http://localhost/joomla/2016/05/09/27-tai-sao-doanh-nghiep-chua-quan-tam-den-thuong-hieu-online/ Với xu hướng phát triển online, số người dùng internet ngày tăng thì việc xây dựng thương hiệu online (THOL) […]

The post Tại sao doanh nghiệp chưa quan tâm đến thương hiệu Online appeared first on Định vị nhãn hiệu.

]]>
Với xu hướng phát triển online, số người dùng internet ngày tăng thì việc xây dựng thương hiệu online (THOL) trở thành xu thế tất yếu của thị trường. Nhưng đa phần các doanh nghiệp (DN) vẫn chưa mặn mà với thị trường này.

 

Quan tâm nửa vời

Theo số liệu thống kê mới nhất của Công ty Nghiên cứu thị trường Cimigo, hiện cả nước có hơn 23 triệu người Việt Nam đang sử dụng internet, số người sử dụng tập trung ở độ tuổi từ 15 – 40. Đây chính là môi trường lý tưởng và quan trọng để các doanh nghiệp phát triển THOL.

Hiểu được tầm quan trọng của xây dựng THOL nên hầu hết doanh nghiệp đều đã xây dựng website, hoặc tham gia các hoạt động kinh doanh, quảng cáo trực tuyến.

Thế nhưng, trên thực tế, số lượng doanh nghiệp “thật sự quan tâm” đến THOL chưa nhiều. Khảo sát của Công ty Nhất Duy cho thấy, có đến 82% website doanh nghiệp không được cập nhật thông tin thường xuyên, 73% DN chưa đầu tư đúng mức cho xây dựng và phát triển THOL, 85% DN chưa có bộ phận marketing trực tuyến chuyên nghiệp.

Ông Phạm Năng Khoa, Giám đốc Công ty Nhất Duy, một DN chuyên xây dựng THOL, cho rằng: “Mặc dù tiếp thị trực tuyến (hay tiếp thị số) đang ngày càng được quan tâm, nhưng phần lớn DN chỉ thực hiện trong thời gian ngắn, chủ yếu để quảng bá một chương trình, kế hoạch”.

Cùng quan điểm đó, ông Nguyễn Thanh Hồng Đức, đại diện Công ty Thương hiệu Lanta (Lantabrand), cho biết: “Hiện nay, vẫn còn nhiều DN nhầm lẫn trong xây dựng THTT. Nhiều website thiết kế rất đẹp mắt bằng những kỹ thuật cao như flash, frame, movie, nhưng lại quá chú trọng về hình thức mà quên mất tính năng, lợi ích cho người truy cập. Kết quả là những website này chỉ đơn giản là những cuốn brochure điện tử với những hình ảnh đẹp mắt”.

Ông Xuân Thủy, Giám đốc sáng tạo Công ty Tầm nhìn Thương hiệu, cho rằng, phát triển THOL thực ra là làm dịch vụ truyền thông THOL, khả năng lan tỏa nhanh hơn, chi phí tiết kiệm hơn rất nhiều so với đầu tư xây dựng thương hiệu trên thực tế.

Giống và khác
Theo nhiều chuyên gia thương hiệu, phát triển THOL là một nhánh trong chiến lược phát triển thương hiệu chung của mọi DN. Cũng giống như làm thương hiệu, làm THOL đòi hỏi một chiến lược tổng thể, kết hợp giữa rất nhiều loại hình khác nhau, từ bộ nhận diện thương hiệu tới e-marketing và quảng cáo trực tuyến, từ sự kiện tới tham gia mạng xã hội, quảng cáo… Xây dựng một chương trình THOL dài hạn đòi hỏi phải có kiến thức tổng quan về internet và các công cụ marketing trực tuyến.

Bên cạnh những điểm giống nhau, xây dựng THOL còn có những điểm khác. Theo ông Hồng Đức, khi xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm, người ta thường chú trọng hình ảnh và thực hiện việc truyền thông (quảng cáo trên tivi, báo chí) một cách đều đặn nhằm tạo ra được những slogan hiệu quả và hình ảnh bắt mắt. Ngược lại, xây dựng THOL chú ý đến tính năng mà thương hiệu đó mang lại. “Để xây dựng và phát triển THOL, DN cũng cần một phòng marketing chuyên nghiệp.

Bộ phận này cần một đội ngũ chuyên gia về phát triển THOL, nghiên cứu và lập kế hoạch phát triển thương hiệu một cách hiệu quả nhất. Bên cạnh đó, cũng phải có những lập trình viên lập trình kỹ thuật để tối ưu hóa website DN và bộ phận biên tậ pviên quản lý nội dung và hình ảnh DN”, ông Năng Khoa nói.

Nhưng điều nghịch lý là hiện nay, các DN Việt Nam phần lớn là DN nhỏ và vừa, chưa có đủ điều kiện để xây dựng được một phòng marketing trực tuyến chuyên nghiệp. Theo ông Hồng Đức, mỗi lần người truy cập sử dụng thành công ứng dụng trên mạng thì thương hiệu của DN sẽ được củng cố và nâng cao.

Một DN có THOL là khi thương hiệu và sản phẩm, dịch vụ của công ty dễ dàng tìm thấy trên internet. Thương hiệu đó cũng nổi bật và chuyển tải được thông điệp tới khách hàng, bạn đọc trực tuyến nhanh chóng, chính xác và kịp thời đi kèm những nội dung liên quan phong phú, hữu ích và thiện chí.

Để có một thương hiệu mạnh trên môi trường trực tuyến, các DN phải có những hoạt động tương tác với khách hàng và phải thực hiện thường xuyên, liên tục để đưa thương hiệu vào tâm trí khách hàng.

Theo lienketmoi

The post Tại sao doanh nghiệp chưa quan tâm đến thương hiệu Online appeared first on Định vị nhãn hiệu.

]]>
https://www.dhnh.edu.vn/tu-van-nhan-hieu/27-tai-sao-doanh-nghiep-chua-quan-tam-den-thuong-hieu-online.html/feed 0
Chính sách nhãn hiệu AdWords và AdSense của Google là gì? https://www.dhnh.edu.vn/tu-van-nhan-hieu/8-chinh-sach-nhan-hieu-adwords-va-adsense-cua-google-la-gi.html https://www.dhnh.edu.vn/tu-van-nhan-hieu/8-chinh-sach-nhan-hieu-adwords-va-adsense-cua-google-la-gi.html#respond Mon, 09 May 2016 02:21:08 +0000 http://localhost/joomla/2016/05/09/8-chinh-sach-nhan-hieu-adwords-va-adsense-cua-google-la-gi/ Google thừa nhận tầm quan trọng của nhãn hiệu. Điều khoản và Điều kiện AdWords của chúng tôi nghiêm cấm […]

The post Chính sách nhãn hiệu AdWords và AdSense của Google là gì? appeared first on Định vị nhãn hiệu.

]]>
Google thừa nhận tầm quan trọng của nhãn hiệu. Điều khoản và Điều kiện AdWords của chúng tôi nghiêm cấm nhà quảng cáo vi phạm quyền sở hữu trí tuệ. Nhà quảng cáo chịu trách nhiệm về từ khoá họ chọn để tạo quảng cáo và văn bản họ chọn để sử dụng trong những quảng cáo đó.

Google coi vi phạm nhãn hiệu là rất nghiêm trọng và, với trách nhiệm của mình, chúng tôi sẽ điều tra các vụ việc do chủ sở hữu nhãn hiệu yêu cầu. Nhãn hiệu có tính lãnh thổ và chỉ áp dụng cho những hàng hoá hoặc dịch vụ nhất định. Do đó, các bên khác nhau có thể sở hữu cùng một nhãn hiệu ở các quốc gia khác nhau hoặc các ngành khác nhau. Vì vậy, khi xử lý các đơn khiếu nại, Google sẽ yêu cầu chủ sở hữu nhãn hiệu cung cấp thông tin về nơi nhãn hiệu đó có hiệu lực và dành cho những hàng hoá hoặc dịch vụ nào. Hãy lưu ý những điều sau về quy trình xử lý đơn khiếu nại của chúng tôi:

Chủ sở hữu nhãn hiệu không cần phải là nhà quảng cáo Google AdWords để gửi đơn khiếu nại.
Bất kỳ cuộc điều tra nào như vậy cũng sẽ chỉ ảnh hưởng đến quảng cáo được phân phối trên Google hoặc bởi Google.
Chính sách nhãn hiệu của Google không áp dụng cho kết quả tìm kiếm. Những cuộc điều tra của chúng tôi chỉ áp dụng cho các liên kết được tài trợ. Đối với thắc mắc nhãn hiệu về các trang web xuất hiện trong kết quả tìm kiếm của Google, chủ sở hữu nhãn hiệu phải liên hệ trực tiếp với chủ sở hữu trang web.
Trong trường hợp khiếu nại nhãn hiệu đối với AdSense cho Tên miền, việc điều tra sẽ chỉ ảnh hưởng đến sự tham gia của tên miền được đề cập trong chương trình AdSense cho Tên miền của chúng tôi.
Vì Google không phải là trọng tài bên thứ ba, nên chúng tôi khuyến khích chủ sở hữu nhãn hiệu giải quyết các tranh chấp của họ trực tiếp với nhà quảng cáo, đặc biệt do nhà quảng cáo có thể có những quảng cáo tương tự chạy trên các chương trình quảng cáo khác.

The post Chính sách nhãn hiệu AdWords và AdSense của Google là gì? appeared first on Định vị nhãn hiệu.

]]>
https://www.dhnh.edu.vn/tu-van-nhan-hieu/8-chinh-sach-nhan-hieu-adwords-va-adsense-cua-google-la-gi.html/feed 0
Doanh nghiệp Việt Nam cần hiểu đúng việc đăng ký nhãn hiệu tại Mỹ https://www.dhnh.edu.vn/tu-van-nhan-hieu/6-doanh-nghiep-viet-nam-can-hieu-dung-viec-dang-ky-nhan-hieu-tai-my.html https://www.dhnh.edu.vn/tu-van-nhan-hieu/6-doanh-nghiep-viet-nam-can-hieu-dung-viec-dang-ky-nhan-hieu-tai-my.html#respond Mon, 09 May 2016 02:21:07 +0000 http://localhost/joomla/2016/05/09/6-doanh-nghiep-viet-nam-can-hieu-dung-viec-dang-ky-nhan-hieu-tai-my/ Để tránh bị chiếm đoạt nhãn hiệu, thậm chí bị quy kết làm hàng giả, hàng nhái, doanh nghiệp cần […]

The post Doanh nghiệp Việt Nam cần hiểu đúng việc đăng ký nhãn hiệu tại Mỹ appeared first on Định vị nhãn hiệu.

]]>
Để tránh bị chiếm đoạt nhãn hiệu, thậm chí bị quy kết làm hàng giả, hàng nhái, doanh nghiệp cần đăng ký nhãn hiệu hàng hóa của mình, trước khi xuất khẩu vào thị trường Mỹ. Đơn đăng ký có thể gửi qua e-mail, cùng chi phí đăng ký một nhóm sản phẩm khoảng 335 USD.

 

 

Nhờ những cơ hội mới do Hiệp định Thương mại Việt – Mỹ (BTA) đem lại, xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ đã tăng đáng kể. Theo kết quả “Đánh giá tác động kinh tế của BTA” do Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương và Dự án hỗ trợ thúc đẩy thương mại STAR – Việt Nam phối hợp thực hiện, trong năm 2002, kim ngạch xuất khẩu vào Mỹ của Việt Nam tăng 128% so với 2001. Tuy vậy, rào cản lớn đối với các doanh nghiệp Việt Nam khi xuất khẩu hàng hóa vào Mỹ là việc thiếu hiểu biết về hệ thống pháp luật của Mỹ, trong đó bao gồm cả hệ thống luật pháp bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.

Theo thống kê của Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam thì, số đơn đăng ký nhãn hiệu Việt Nam ra nước ngoài theo thỏa ước Madrid (52 nước) chỉ mới là 54 nhãn hiệu, và số nhãn hiệu có nguồn gốc Việt Nam xin đăng ký bảo hộ tại Mỹ là 164 nhãn hiệu. Con số này còn quá khiêm tốn so với 8.988 nhãn hiệu mà các doanh nghiệp Mỹ đăng ký tại Việt Nam. Ông Trần Việt Hùng – Phó cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ nhận xét: “Tổng số hàng hóa đã được đăng ký và bảo hộ là trên 100.000 nhãn hiệu, trong đó hơn 20% là của doanh nghiệp Việt Nam và gần 80% là doanh nghiệp nước ngoài từ khoảng 100 nước khác nhau, nhiều nhất là các nước đang phát triển và trong khu vực. Mỗi năm, có hơn 12.000 đơn đăng ký nhãn hiệu được nộp tại cơ quan đăng ký sở hữu công nghiệp Việt Nam. Con số này còn quá nhỏ khi ở Mỹ và một số nước phát triển khác đang tồn tại trên thị trường hàng triệu nhãn hiệu được đăng ký bảo hộ và mỗi năm có hàng trăm nghìn nhãn hiệu xin đăng ký mới. Các vụ việc nhãn hiệu Việt Nam bị người nước ngoài chiếm đoạt, đặc biệt là ở Mỹ, hầu hết đều do ý thức của doanh nghiệp về bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa tại nước ngoài còn quá thấp. Nếu các doanh nghiệp không đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa tại Mỹ kịp thời có thể xảy ra nhiều hậu quả xấu. Thí dụ: nhãn hiệu hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam có thể bị doanh nghiệp nước ngoài chiếm đoạt, đăng ký trước như trường hợp cà-phê Trung Nguyên, nước mắm Phú Quốc, thuốc lá Vinataba… Một nguy cơ nữa là hàng của doanh nghiệp Việt Nam có thể bị quy kết là giả, nhái của doanh nghiệp nước khác. Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ năm 2001 đạt 1 tỷ USD, năm 2002 đã tăng lên 2 tỷ USD và dự kiến đạt 4 tỷ USD trong năm 2003. Ông Hùng cũng khẳng định, kết quả xuất khẩu rất có thể bị ảnh hưởng nếu xảy ra những tranh chấp về nhãn hiệu hàng hóa. Không nên cứ xuất khẩu chán chê rồi mới đăng ký nhãn hiệu hoặc chỉ làm một cách sơ sài rồi không theo đuổi đến cùng. Tốt nhất các doanh nghiệp nên đăng ký nhãn hiệu hàng hóa trước khi xuất hàng vào thị trường Mỹ. Doanh nghiệp, các cơ quan quản lý Việt Nam muốn giữ gìn, phát triển uy tín, thị phần của nhãn hiệu, cũng như sẵn sàng đối phó với các tranh chấp và vi phạm nhãn hiệu của mình tại thị trường đầy rủi ro này, nhất thiết phải hiểu biết đầy đủ hệ thống đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa tại Mỹ.

Theo bà Lynne G. Beresford – Phó Tổng giám đốc phụ trách chính sách Xét nghiệm nhãn hiệu, Cơ quan sáng chế và nhãn hiệu hàng hóa Hoa Kỳ (USPTO), các doanh nghiệp Việt Nam có thể đăng ký nhãn hiệu hàng hóa với USPTO bằng giấy tờ hoặc đăng ký qua e-mail. Hiện nay, có 60% đơn đăng ký tại Mỹ gửi qua e-mail; tuy nhiên, để thành công ngoài việc gửi thư điện tử, các doanh nghiệp nước ngoài cần chú ý chọn được một đại diện của mình ở Mỹ để tiếp tục trao đổi thông tin. Chi phí trong việc đăng ký một nhóm sản phẩm là 335 USD và thời gian xét cấp đăng ký là 15-18 tháng. Bà Lynne cũng lưu ý, USPTO không cấp đăng ký đối với nhãn hiệu thuần túy mô tả địa danh của hàng hóa. Doanh nghiệp nộp đơn đăng ký phải sẵn sàng giải đáp những câu hỏi của USPTO, nếu không có trả lời, đơn đăng ký sẽ bị đình chỉ.

Ông Hùng cho biết: Tháng 11-2003, Mỹ sẽ gia nhập Nghị định thư Madrid, một Nghị định thư về đăng ký quốc tế rất thuận lợi. Nếu Việt Nam cũng sớm tham gia Nghị định thư này thì việc đăng ký bằng con đường quốc tế sẽ rẻ, nhanh hơn cho các doanh nghiệp.

Nguồn: Báo Nhân Dân

The post Doanh nghiệp Việt Nam cần hiểu đúng việc đăng ký nhãn hiệu tại Mỹ appeared first on Định vị nhãn hiệu.

]]>
https://www.dhnh.edu.vn/tu-van-nhan-hieu/6-doanh-nghiep-viet-nam-can-hieu-dung-viec-dang-ky-nhan-hieu-tai-my.html/feed 0
Bảo hộ sáng chế Hồ sơ thế nào? https://www.dhnh.edu.vn/tu-van-nhan-hieu/7-bao-ho-sang-che-ho-so-the-nao.html https://www.dhnh.edu.vn/tu-van-nhan-hieu/7-bao-ho-sang-che-ho-so-the-nao.html#respond Mon, 09 May 2016 02:21:07 +0000 http://localhost/joomla/2016/05/09/7-bao-ho-sang-che-ho-so-the-nao/ Các bạn chuẩn bị hồ sơ theo các bước sau đây: ĐƠN YÊU CẦU CẤP BẰNG ĐỘC QUYỀN SÁNG CHẾ […]

The post Bảo hộ sáng chế Hồ sơ thế nào? appeared first on Định vị nhãn hiệu.

]]>

Các bạn chuẩn bị hồ sơ theo các bước sau đây:

ĐƠN YÊU CẦU CẤP BẰNG ĐỘC QUYỀN SÁNG CHẾ

Tờ khai yêu cầu cấp bằng độc quyền sáng chế – 03 bản

Bản mô tả sáng chế/ giải pháp hữu ích – 03 bản
Yêu cầu bảo hộ
Bản vẽ, sơ đồ, bản tính toán…(nếu cần) để làm rõ thêm bản chất của giải pháp kỹ thuật nêu trong bản mô tả – 03 bản
Bản sao đơn đầu tiên hoặc tài liệu chứng nhận trưng bày triển lãm, nếu trong đơn có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên theo Điều ước quốc tế – 01 bản
Chứng từ nộp lệ phí – 01 bản

Yêu cầu:

Đối với bảng mô tả: phải bộc lộ hoàn toàn bản chất của giải pháp kỹ thuật cần được bảo hộ. Trong bản mô tả phải có đầy đủ các thông tin đến mức căn cứ vào đó, bất kỳ người nào có trình độ trung bình trong lĩnh vực kỹ thuật tương ứng đều có thể thực hiện được giải pháp đó.
Bản mô tả phải làm rõ được tính mới, trình độ sáng tạo (nếu đối tượng cần bảo hộ là sáng chế) và khả năng áp dụng của giải pháp kỹ thuật cần được bảo hộ.
Bản mô tả bao gồm các nội dung sau :

chỉ số phân loại sáng chế quốc tế (theo thoả ước Strasbourg) ,
tên giải pháp kỹ thuật,
lĩnh vực trong đó giải pháp kỹ thuật được sử dụng hoặc liên quan,
tình trạng kỹ thuật thuộc lĩnh vực nói trên tại thời điểm nộp đơn (các giải pháp kỹ thuật đã biết)
bản chất của giải pháp kỹ thuật,
mô tả vắn tắt các hình vẽ kèm theo (nếu có),
ví dụ thực hiện giải pháp kỹ thuật,
những lợi ích có thể đạt được (hiệu quả của giải pháp kỹ thuật).

Đối với Yêu cầu bảo hộ: phải được trình bầy ngắn gọn, rõ ràng, phù hợp với phần mô tả và hình vẽ, trong đó phải làm rõ những dấu hiệu mới của giải pháp kỹ thuật cần bảo hộ.

Đối với Bản tóm tắt sáng chế/ giải pháp hữu ích: để công bố một cách vắn tắt về bản chất của sáng chế/, Bản tóm tắt phải bộc lộ những nội dung chủ yếu về bản chất của giải pháp kỹ thuật nhằm mục đích thông tin

 

Nguồn internet

The post Bảo hộ sáng chế Hồ sơ thế nào? appeared first on Định vị nhãn hiệu.

]]>
https://www.dhnh.edu.vn/tu-van-nhan-hieu/7-bao-ho-sang-che-ho-so-the-nao.html/feed 0
Qui định mới về ghi nhãn hàng hóa https://www.dhnh.edu.vn/tu-van-nhan-hieu/5-qui-dinh-moi-ve-ghi-nhan-hang-hoa.html https://www.dhnh.edu.vn/tu-van-nhan-hieu/5-qui-dinh-moi-ve-ghi-nhan-hang-hoa.html#respond Mon, 09 May 2016 02:21:06 +0000 http://localhost/joomla/2016/05/09/5-qui-dinh-moi-ve-ghi-nhan-hang-hoa/ Bắc Việt Luật – Từ giữa tháng 3/2007, các doanh nghiệp phải áp dụng qui định mới về ghi nhãn […]

The post Qui định mới về ghi nhãn hàng hóa appeared first on Định vị nhãn hiệu.

]]>
Bắc Việt Luật – Từ giữa tháng 3/2007, các doanh nghiệp phải áp dụng qui định mới về ghi nhãn hàng hóa với những thông tin rõ ràng hơn, xóa dần tình trạng thông tin lập lờ với người tiêu dùng

 

Nhãn sữa tươi được ghi ra sao

Tổng cộng có trên 50 chủng loại hàng hóa phải ghi nhãn theo qui định mới chặt chẽ hơn. Chẳng hạn bia Tiger sản xuất tại Hà Tây và TP.HCM thì ghi nhãn là: Nhà máy Bia Hà Tây, Vân Tảo, Thường Tín, Hà Tây hoặc Thới An, quận 12, TP.HCM. Hay nước khoáng La Vie sản xuất tại Hưng Yên và Long An thì trên nhãn ghi rõ địa chỉ cơ sở sản xuất ở Hưng Yên hay ở Long An. Không chỉ nơi sản xuất mà nơi giải quyết khiếu nại của khách hàng cũng được thể hiện cùng trên một nhãn ghi.

“Trong trường hợp lấy tên thành phần làm tên hàng hóa, hoặc một phần tên hàng hóa thì phải ghi định lượng của thành phần đó”, ông Nguyễn Tất Thắng – quyền cục trưởng Cục Quản lý chất lượng hàng hóa (Bộ Khoa học và công nghệ) – lưu ý. Ví dụ nếu tên hàng hóa là “bột nêm” thì ghi thành phần bột nêm là: muối, bột ngọt, đường, bột thịt, hương thịt tổng hợp. Còn nếu tên hàng hóa là “bột nêm thịt bò” thì ghi thành phần bột nêm: muối, bột ngọt, đường và tỉ lệ phần trăm của bột thịt bò là bao nhiêu.

Trường hợp tên hàng hóa do doanh nghiệp tự đặt thì không được làm hiểu sai lệch về bản chất và công dụng của hàng hóa. Điều này khác hẳn so với qui định trước đây là phải ghi theo tên trong các tiêu chuẩn đã ban hành ở VN.

Trước đây sữa nước được đề cập trong các TCVN gồm sữa tươi nguyên liệu, sữa tươi tiệt trùng, sữa hoàn nguyên tiệt trùng và kèm theo là qui định thành phần tương ứng của các sản phẩm đó. Theo qui định mới, doanh nghiệp có quyền tự đặt tên loại sữa do mình sản xuất, nhưng thành phần của sữa phải được ghi theo thứ tự từ cao đến thấp về tỉ lệ. Nếu có sữa tươi mà thành phần sữa tươi nhiều hơn nước thì ghi: sữa tươi, nước, sữa bột gầy… Nếu lượng sữa tươi ít hơn thì ghi: nước, sữa tươi, sữa bột gầy…

Doanh nghiệp xin hoãn áp dụng

Theo nhiều doanh nghiệp, qui định mới rất gần với các qui định, thông lệ ghi nhãn quốc tế. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp lại đang xin lùi thời hạn áp dụng qui định mới về ghi nhãn hàng hóa do nhãn hàng hóa đều đã được đặt in trước cả năm, thậm chí nhiều năm.

Bên cạnh đó cũng có một số trở ngại đối với những doanh nghiệp có nhiều nhà máy sản xuất đặt ở nhiều địa phương khác nhau. Công ty cổ phần Sữa VN (Vinamilk) có trên 200 mặt hàng với nhiều nhà máy sản xuất trong cả nước. “Nếu ghi hết đúng như qui định thì mỗi nhà máy ở mỗi địa phương chúng tôi đều phải làm nhãn mới. Tính sơ thôi chi phí lên đến hàng chục tỉ đồng nhưng quan trọng là chưa thể thay đổi đồng loạt ngay được” – bà Nguyễn Thị Thanh Hòa, phó tổng giám đốc Vinamilk, cho biết.

Coca-Cola đang xin lùi thời hạn ghi nhãn theo qui định mới đến khoảng tháng chín tới. Còn Vinamilk lại kiến nghị cho phép công ty được “cộp” ký hiệu của từng địa phương lên trên nhãn ghi của các lô hàng sản xuất ở các địa phương khác nhau để sử dụng hết số nhãn đã in, giảm bớt thiệt hại về mặt kinh tế. Như mặt hàng sữa đặc có đường đang được Vinamilk sản xuất tại các nhà máy ở Hà Nội, TP.HCM, Bắc Ninh, Đà Nẵng, Bình Định, Cần Thơ, Đồng Nai, các nhãn sản phẩm này đều được ghi nhãn giống nhau về thành phần nguyên liệu sản xuất và một số thông tin chung khác. “Với lô hàng được sản xuất tại Hà Nội thì chúng tôi sẽ phun thêm code có ký hiệu bằng chữ H để phân biệt. Chi phí phun code sẽ đỡ hơn nếu phải in thêm nhãn hàng loạt” – bà Hòa nói.

Theo Tuổi Trẻ

 

The post Qui định mới về ghi nhãn hàng hóa appeared first on Định vị nhãn hiệu.

]]>
https://www.dhnh.edu.vn/tu-van-nhan-hieu/5-qui-dinh-moi-ve-ghi-nhan-hang-hoa.html/feed 0