Slogan – Định vị nhãn hiệu https://www.dhnh.edu.vn Just another WordPress site Mon, 09 May 2016 02:21:22 +0000 vi-VN hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.3.15 Slogan: đặt sao cho phải? https://www.dhnh.edu.vn/slogan/28-slogan-dat-sao-cho-phai.html https://www.dhnh.edu.vn/slogan/28-slogan-dat-sao-cho-phai.html#respond Mon, 09 May 2016 02:21:22 +0000 http://localhost/joomla/2016/05/09/28-slogan-dat-sao-cho-phai/ Năm 2011, tổng cục Du lịch Việt Nam tổ chức thi chọn logo và slogan mới (để tiếp thị và […]

The post Slogan: đặt sao cho phải? appeared first on Định vị nhãn hiệu.

]]>
Năm 2011, tổng cục Du lịch Việt Nam tổ chức thi chọn logo và slogan mới (để tiếp thị và quảng bá ngành du lịch giai đoạn 2011 – 2015). Tuy nhiên, vì nhiều lý do mà slogan đoạt giải nhất (Sự khác biệt Á Đông) đã không được sử dụng mà thay vào đó là một câu khác: Vẻ đẹp bất tận. Ấy vậy mà, từ cuối năm 2011 cho đến nay, nhiều doanh nghiệp du lịch vẫn nấn ná sử dụng slogan cũ vì không thật sự vừa ý logo và slogan mới, dù mẫu cũ cũng chưa hẳn thuyết phục.
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Tự ca thái quá
Slogan, còn gọi là “câu khẩu hiệu” hay “câu nói định vị thương hiệu” là một câu nói ngắn gọn, có vai trò khái quát một cách hợp lý nhất tinh thần, đặc trưng, mục tiêu hướng tới của đối tượng cần giới thiệu. Dĩ nhiên, một tổ chức, một công ty, một ngành, một dịch vụ… với nhiều nội dung cần quảng bá thì việc tóm tắt toàn bộ trong một câu nói (có độ dài và nội dung hữu hạn) là rất khó (nếu không nói bất khả thi). Vì vậy, người ta chỉ có thể chọn một ý nào đó phù hợp, miễn là từ đó gợi người đọc liên tưởng tới đối tượng một cách tốt nhất. Việc đặt slogan phải hoà đồng được nhiều yếu tố, trong đó việc tạo ra một cấu trúc từ ngữ ngắn gọn, độc đáo và có tính định danh cao luôn là một công việc không dễ dàng. Đó là một sản phẩm của marketing, của nghệ thuật ngôn từ.
Trên thế giới đã có hẳn một ngành công nghiệp tiếp thị, trong đó vấn đề logo, biểu trưng, thương hiệu luôn được đặt lên hàng đầu. B. Crossland, giám đốc marketing của hãng Nestle đã nói: “Trước tiên bạn phải giới thiệu sao cho thương hiệu của mình là thực sự đặc biệt đối với nhóm khách hàng hướng theo mục tiêu đó”. Thực tế, chúng ta đã có dịp làm quen với nhiều slogan lạ, độc đáo, giàu trí tưởng tượng. Ví dụ: “Nghe là thấy”, “Một phần tất yếu của cuộc sống”, “Bốn mươi năm vẫn chạy tốt”, “Xương của bạn – tương lai của bạn”, “Không cao – nhưng bạn vẫn phải ngước nhìn”, “Nâng niu bàn chân Việt”… Trong ngành du lịch, nhìn sang mấy nước bạn thuộc khối ASEAN, ta thấy các slogan của họ cũng rất ấn tượng: “Ngạc nhiên Thái Lan” (Thái Lan), “Singapore của bạn” (Singapore), “Châu Á đích thực” (Malaysia), “Đến với niềm vui khám phá” (slogan riêng cho đảo Bali – Indonesia)…
Ta thấy, rất ít các slogan sa đà vào việc “tự khen lấy được”. Sự giới thiệu thái quá (dùng từ như: tuyệt vời, tuyệt hảo, siêu hạng…) rất dễ gây hiệu ứng ngược trong tâm trí người tiếp nhận (sẽ bị cho là quảng cáo tung hứng, bốc đồng, khen bừa). Câu “Vẻ đẹp bất tận” mang sắc thái ngợi ca nhiều quá. Giới thiệu về mình tất nhiên “cái tốt phô ra, xấu xa đậy lại”. Nhưng sự giới thiệu cái hay, cái tốt phải thực sự thông minh, khéo léo, nghe lọt tai. Vùng miền nào, đất nước nào, dân tộc nào… trên thế gian này cũng đều hàm chứa vẻ đẹp bất tận cả.
Tây hoá cả tên nước
Một điều nữa, rất cần lưu ý về mặt ngôn ngữ, là hai chữ “Việt Nam” lại chỉ viết bằng tổ hợp ký tự “Vietnam” trên cả hai bản tiếng Việt và tiếng Anh. Chúng ta có tiếng Việt, chữ Việt, tại sao ta không dùng? Tôi nghĩ hai chữ “Việt Nam”, viết rời, có dấu thanh cần phải coi là ký hiệu bắt buộc không thay đổi (chỉ thay đổi định dạng khi cần thiết). Trước đây, các ngôn ngữ hệ Latinh (Anh, Pháp, Tây Ban Nha…) khi viết về ta người ta vẫn dùng tổ hợp “Vietnam” theo cách thay đổi lại chính tả của mỗi ngôn ngữ. Hơn nữa, ngày trước, do cấu tạo bàn phím máy chữ không có ký hiệu theo hệ chữ Việt, vì vậy các con chữ (Â, Ă, Ô, Ơ, Ê, Đ) và dấu thanh trong tiếng Việt đều phải bỏ (nhất là khi viết tên riêng). Bây giờ, công nghệ đã thay đổi. Những trở ngại về tự dạng đều được khắc phục dễ dàng. Bản thân người nước ngoài viết địa danh tiếng Việt đều sử dụng mã Unicode để viết cho đúng. Ta thấy từ điển Larousse (Pháp), Americana (Mỹ), Bách khoa toàn thư Nga… đều viết rõ ràng các từ như “Hồ Chí Minh”, “Hà Nội”, (báo) “Nhân Dân”, “chả cá”, “phở”, “nước mắm”, “nem”… Thế thì hà cớ gì chính người Việt lại viết “Anh hoá” quốc danh cho nó có vẻ Tây? Tôi biết, trước đây, có nhiều người Việt hì hục, tìm mọi cách để viết bằng được chữ “c có đuôi” (ç) trong từ “Française” (của tiếng Pháp), hay chữ “s đội mũ ngược” (š) trong từ “Skališka” (của tiếng Tiệp)… cốt để “tôn trọng nguyên dạng” và “khoa học”. Ấy vậy mà lại cố chuyển nhiều chữ đang từ dạng chữ Việt thành “Anh hoá”, “Pháp hoá” hết, khiến nhiều khi không tài nào đoán được là chữ gì!
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Theo sgtt
 
 
 

The post Slogan: đặt sao cho phải? appeared first on Định vị nhãn hiệu.

]]>
https://www.dhnh.edu.vn/slogan/28-slogan-dat-sao-cho-phai.html/feed 0
Sáng tạo slogan “dễ hay khó” https://www.dhnh.edu.vn/slogan/15-sang-tao-slogan-de-hay-kho.html https://www.dhnh.edu.vn/slogan/15-sang-tao-slogan-de-hay-kho.html#respond Mon, 09 May 2016 02:21:12 +0000 http://localhost/joomla/2016/05/09/15-sang-tao-slogan-de-hay-kho/ Thị trường quảng cáo tại Việt Nam ngày càng phát triển thì nhu cầu nguồn nhân lực ngành quảng cáo […]

The post Sáng tạo slogan “dễ hay khó” appeared first on Định vị nhãn hiệu.

]]>
Thị trường quảng cáo tại Việt Nam ngày càng phát triển thì nhu cầu nguồn nhân lực ngành quảng cáo càng lên cơn sốt; những copywriter (người viết lời quảng cáo) càng được săn đón. Và như vậy, các cô gái thích đùa với chữ càng lúc càng có giá.

 

 

Giỡn chữ, đọc thơ… và ôm từ điển.

Theo Mai Hân, một copywriter thì đây là một công việc rất đa dạng. “Có khi là viết quảng cáo trên truyền hình, trên radio, viết lời và kịch bản cho phim quảng cáo, viết tựa và nội dung quảng cáo trên báo chí, thông điệp truyền thông cho khuyến mãi hoặc thông cáo báo chí… Nhiều người cứ nghĩ copywriter chỉ viết slogan thì chưa đủ”, Hân khẳng định.

Với copywriter, “đem chữ ra giỡn” chính là “sắp xếp chúng sao cho đạt hiệu quả nhất”. H.Chi, một nữ copywriter đùa: “Nếu nói bán chữ thì người ta tưởng là giáo viên hay nhà văn, nhà thơ nên ai hỏi em làm gì, em nói em làm nghề giỡn với chữ nghĩa”.

Nói là nói vậy, nhưng “giỡn không có nghĩa là coi thường chữ nghĩa mà là làm thế nào để đầu óc mình lúc nào cũng vui vẻ, tỉnh táo mà nghĩ ra nhiều câu slogan hay hoặc các lời quảng cáo cho hay”. Với H.Nhung, mỗi lần xem một quảng cáo hay trên truyền hình, cô như người “chập chập”. Cứ nhẩm đi nhẩm lại lời của mẩu quảng cáo đó. Nhung giải thích: “Em muốn thử xem có thể hay hơn được không?”. Với các nữ copywriter, đôi lúc sự ganh tỵ theo kiểu “nhi nữ thường tình” lại là một động lực cho họ nỗ lực. M.Khanh nói: “Người ta làm được, tại sao mình không? Vấn đề là có ý tưởng và sử dụng từ ngữ sao để diễn đạt ý tưởng đó tốt nhất. Dĩ nhiên cũng vẫn là bao nhiêu từ ngữ đấy thôi nhưng ai sáng tạo hơn và thuyết phục hơn thì người ấy sẽ thành công hơn”.

Mức lương khoảng từ 3 đến 15 triệu đồng/tháng là một trong những hấp lực làm không ít bạn gái trẻ muốn vào nghề này. Hiện nay, các trường đại học ở Việt Nam hầu như chưa có nơi nào đào tạo nghề copywriter một cách bài bản. Chính thế, đây là nghề của sự tự học. Có không ít copywriter nữ mà tôi gặp luôn kè kè quyển sổ ghi những từ tiếng Việt “hay hay, lạ lạ” mà họ bắt gặp trong sách vở hoặc trên báo, mạng internet.

Có khá nhiều cô có “vật bất ly thân” là từ điển tiếng Việt, số khác lại hay đọc thơ. Như Thanh lý giải: “Thơ thường hàm súc, cô đọng, giàu hình ảnh, ý nghĩa. Đọc thơ rất tốt cho nghề copywriter”. Còn lý do của việc mang theo từ điển tiếng Việt là vì: “Ai cũng nghĩ mình là người Việt, hiển nhiên rành tiếng Việt nhưng điều đó em nghĩ chưa chính xác lắm. Tiếng Việt phong phú và đa dạng trong khi vốn từ vựng mỗi ngày mình dùng lại cố định”.

Những vui buồn khó tránh

Khi các mẩu quảng cáo được tung ra thị trường, các copywriter cứ lâng lâng sung sướng. P.Khánh kể: “Lần đầu tiên, ý tưởng của em được khách hàng chấp nhận, nhìn những tờ rơi có slogan của mình bay đi khắp nơi, em sung sướng đến phát khóc”. Tâm tình của Khánh cũng là của chung nhiều nữ copywriter. Niềm vui nghề nghiệp của họ không chỉ vì thu nhập mà mỗi một slogan còn là thành quả của sự vắt óc sáng tạo và đam mê không ngừng nghỉ. Các nữ copywriter có những trò đùa tếu rất “độc chiêu”.

Tường Vân kể: “Tụi em thường họp nhóm vào cuối tuần, ngồi một lúc thế nào cũng bày trò cải biên slogan. Ai có câu cải biên được cả nhóm công nhận là tếu nhất sẽ được cả nhóm trả tiền ăn sáng”. “Vậy em có được miễn phí lần nào chưa?”, tôi hỏi. Cô cười khoe má lúm đồng tiền: “Có chứ, em là… chúa nói tào lao mà!”. Cô kể là nhóm của cô đã “sáng tạo” ra câu “Hãy… theo cách của bạn” nhại theo slogan của một hãng viễn thông.

Vân nói: “Chỉ cần điền một động từ nào vào đó là xong ngay. Cả nhóm cứ ôm bụng cười bò mỗi khi đứa nào tìm ra một từ độc chiêu nào đó”. Nói xong, như sợ hiểu lầm, Vân thêm: “Thật ra, nhại theo slogan không phải là có ý xấu. Chỉ có những slogan thật hay mới làm tụi em chú ý. Nhại họ thật nhưng trong lòng rất ngưỡng mộ ai đã sáng tạo ra chúng… Khi nhại một slogan cũng là lúc tụi em mong muốn mình sẽ nỗ lực để có được những slogan hay như vậy”. Với một số bạn khác, việc slogan của mình bị nhại lại là niềm vui, bởi vì “người ta có chú ý mới nhớ, mà nhớ slogan tức là nhớ thương hiệu. Vậy là đúng mục đích, yêu cầu rồi”.

Những nỗi buồn nghề nghiệp của các copywriter cũng rất đặc trưng. N.Hằng tâm sự: “Mình đau đầu suốt cả tháng trời để nghĩ ra 3 slogan. Khách hàng chê ỏng chê eo rồi ra về. Sáu tháng sau, một trong ba câu của mình hiên ngang xuất hiện trên sản phẩm của họ. Mình tức điên người nhưng biết sao được. Kiện ai? Tiền và thời gian đi kiện cũng còn hơn mình để thời gian và công sức đó để sáng tạo ra những cái khác”.

Nỗi buồn của các nữ copywriter Việt còn lớn hơn những chuyện cá nhân khi mà: “Nhiều người cứ trêu là quảng cáo Việt Nam… buồn cười quá! Copywriter viết slogan dài cả cây số không ai nhớ nổi, còn phim quảng cáo thì phần lớn ra rả về sản phẩm như mấy người bán thuốc dỏm đi bán dạo”, M.Trang ấm ức. Rồi cô nói thêm: “Mà nghĩ kỹ thấy họ nói cũng đúng nên thấy buồn. Các slogan của các thương hiệu nước ngoài rất ngắn, chỉ đôi ba chữ nhưng độc đáo. Bởi vậy, tụi em nhất định sẽ cố gắng để tạo ra các slogan thế nào cho thật ngắn mà thật hay dù biết, thay đổi thói quen thích nói nhiều về sản phẩm của mình là một việc làm rất khó!”.
Theo Thanh Niên

The post Sáng tạo slogan “dễ hay khó” appeared first on Định vị nhãn hiệu.

]]>
https://www.dhnh.edu.vn/slogan/15-sang-tao-slogan-de-hay-kho.html/feed 0
5 bí quyết sáng tạo slogan độc đáo https://www.dhnh.edu.vn/slogan/16-5-bi-quyet-sang-tao-slogan-doc-dao.html https://www.dhnh.edu.vn/slogan/16-5-bi-quyet-sang-tao-slogan-doc-dao.html#respond Mon, 09 May 2016 02:21:12 +0000 http://localhost/joomla/2016/05/09/16-5-bi-quyet-sang-tao-slogan-doc-dao/ Slogan là một trong những công cụ định vị thương hiệu cho công ty. Chỉ với vài từ ngắn gọn, […]

The post 5 bí quyết sáng tạo slogan độc đáo appeared first on Định vị nhãn hiệu.

]]>
Slogan là một trong những công cụ định vị thương hiệu cho công ty. Chỉ với vài từ ngắn gọn, nó phản ánh đặc điểm riêng của từng doanh nghiệp sản phẩm và khắc ghi vào tâm trí khách hàng những ý niệm đầu tiên của sản phẩm.


Ngắn

Đây là yếu tố bắt buộc cho bất kỳ slogan nào. Mỗi slogan nên gói gọn trong khoảng từ 6 đến 8 từ. Slogan càng dài càng khó nhớ (trừ khi có vần điệu). Yếu tố quan trọng hàng đầu cho mỗi slogan là phải dễ nhớ, để người tiêu dùng đọc qua, nghe qua một lần cũng có thể ghi nhớ. Slogan ngắn này cũng thuận tiện hơn trong việc in ấn lên bao bì, sản phẩm, banner, poster quảng cáo.
Ví dụ: Slogan “Think different.” (Tạm dịch: “Nghĩ khác”) của Apple do Dave Smith sáng tạo
Trung thực

Khi bắt tay vào viết một slogan, copywriter rất dễ rơi bay bổng quá mức và phóng đại tính chất của sản phẩm. Slogan sẽ tạo được ấn tượng mạnh nếu phản ánh chính xác công việc kinh doanh. Những câu đại loại như ” ABC là sản phẩm số 1 trên thị trường”, “XYZ là doanh nghiệp hàng đầu” vừa không chính xác vừa quá chung chung lại tạo ấn tượng xấu cho khách hàng. Thay vào đó, hãy thực tế và tìm một cách đơn giản nhất để nhấn mạnh ưu điểm của công ty.

Ví dụ: “It’s everywhere you want to be.” (Tạm dịch: Là bất cứ đâu bạn đến)
Đưa ra cam kết

Có thể công ty của bạn không kinh doanh sản phẩm nào độc đáo, khác biệt so với các sản phẩm hiện có trên thị trường nhưng slogan càng phải khác biệt để tăng tính cạnh tranh. Trong trường hợp này, một slogan tốt không phải là slogan phản ánh tính chất của sản phẩm mà phản ánh cam kết phục vụ tốt hơn của doanh nghiệp đối với khách hàng. Cam kết nâng cao chất lượng phục vụ sẽ giúp khách hàng phân biệt bạn với các thương hiệu khác

Ví dụ tiêu biểu là slogan của tập đoàn chuyên cho thuê xe hơi Avis: “We’re No 2. We try harder” (Tạm dịch: “Chúng tôi đứng thứ 2. Chúng tôi sẽ cố gắng hơn nữa”)

Làm rõ tích cách tiêu biểu của sản phẩm

Một trong những mục tiêu của slogan là phân biệt sản phẩm và thương hiệu của bạn với các đối thủ khác bên cạnh việc làm nổi bật tiêu chí của sản phẩm. Nếu sản phẩm, dịch vụ của bạn có một thế mạnh nào đó vượt trội so với đối thủ, hãy sử dụng nó. Slogan là ấn tượng đầu tiên với khách hàng, vì vậy hãy tận dụng slogan để giới thiệu giá trị của bạn. Tìm một từ chính diễn tả tính cách sản phẩm và phát triển nó thành slogan

Ví dụ: Slogan “Great taste, less filling” (tạm dịch: Hương vị tuyệt vời, ít no hơi) của hãng bia Miller Lite.

Có vần điệu

Nếu slogan của bạn dài hơn một từ thì chắc chắn phải có vần điệu. Slogan dù là đọc hay viết đều phải có vần và thuận tai. Slogan có vần điệu sẽ dễ thuộc, dễ nhớ. Một trong những điểm cộng cho slogan là gắn nó vào một bài hát. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra những từ ngữ trong bài hát giúp người ta dễ nhớ hơn rất nhiều so với từ ngữ ở dạng văn bản thông thường.

Ví dụ: Sản phẩm khăn giấy Bounty của Procter&Gamble có slogan rất kêu ” The quilted quicker picker upper.”
nguồn inc

The post 5 bí quyết sáng tạo slogan độc đáo appeared first on Định vị nhãn hiệu.

]]>
https://www.dhnh.edu.vn/slogan/16-5-bi-quyet-sang-tao-slogan-doc-dao.html/feed 0
7 slogan nổi tiếng của thế kỉ 20 https://www.dhnh.edu.vn/slogan/13-7-slogan-noi-tieng-cua-the-ki-20.html https://www.dhnh.edu.vn/slogan/13-7-slogan-noi-tieng-cua-the-ki-20.html#respond Mon, 09 May 2016 02:21:11 +0000 http://localhost/joomla/2016/05/09/13-7-slogan-noi-tieng-cua-the-ki-20/ Tất cả các công ty danh tiếng trên thế giới, mỗi khi tung ra những sản phẩm mới đều thực […]

The post 7 slogan nổi tiếng của thế kỉ 20 appeared first on Định vị nhãn hiệu.

]]>
Tất cả các công ty danh tiếng trên thế giới, mỗi khi tung ra những sản phẩm mới đều thực hiện các chiến dịch quảng cáo rầm rộ. Tuy nhiên sự thật là khách hàng thường không thể nhớ hết các mục quảng cáo. Và slogan là một vị cứu tinh.

 

Slogan là một hay nhiều câu mà công ty đưa ra để diễn tả một lời hứa, một giá trị hay hướng phát triển cho sản phẩm hoặc dịch vụ “đinh” của họ. Do đó slogan quảng cáo là bức thông điệp kinh doanh quan trọng.

Một slogan thành công sẽ luôn cũng được coi là một “tác phẩm” xuất chúng. Nó không chỉ góp phần làm rạng danh những thương hiệu lớn mà nó còn mang trong mình các giá trị ngôn ngữ điển hình.

Sau đây là 7 slogan nổi tiếng nhất mà giá trị của nó đã được chứng thực qua thời gian và những biến động thương trường. Thêm vào đó, mỗi slogan là một câu chuyện thú vị.

1. Ngon tới giọt cuối cùng (Good to the last drop – 1907)

Năm 1907, Tổng thống Mỹ Roosevelt nổi tiếng là một người thích uống cà phê. Biết được điều này, nhà buôn Joel Owley Cheek đã cố tình phô bày tài chế biến của ông tại hội chợ vùng Mashville, Tennessee, nơi Tổng thống sẽ ghé qua.

Khi Roosevelt đi ngang qua gian hàng của Joel, ngài được mời một ly cà phê bốc khói thơm lừng. Giai thoại kể rằng, Roosevelt đã quay sang nhóm người đi cùng và tuyên bố: “Ngon tới giọt cuối cùng!” Câu nói đã mang lại mùa xuân cho nhãn hiệu cà phê Maxwell House. Chính xác là 100 năm qua, slogan này vẫn tiếp tục mang hương vị thơm ngon và lời cam kết chất lượng của nó để làm vừa lòng các khách hàng của họ.

2. Kim cương là vĩnh cửu (Diamond is forever! – 194 8)

Đây là slogan được ngành quảng cáo chọn là một trong top 10 slogan của thế kỉ 20. Được N.W.Ayer tạo ra năm 1948 cho Công ty kim cương De Beers Consolidated. Slogan này đã truyền tải thông điệp rằng kim cương đồng nghĩa với sự bất diệt, và do đó đồ trang sức là biểu tượng của một tình yêu vĩnh cửu. Ngày nay, người ta sử dụng câu nói này hằng ngày, và hiển nhiên là nó bắt nguồn từ một chiến dịch quảng cáo.

3. Chúng tôi sẽ cố gắng hơn nữa (We’re No 2. We try harder – 1962)

Được viết bởi Doyle Dane Bernbach vào năm 1962, đây được coi là một trong những slogan tuyệt nhất thế kỉ 20. Chỉ với 2 câu đơn giản, nó đã “bắt” được tinh thần và tham vọng của Avis, một tập đoàn chuyên cho thuê xe hơi.

Avis muốn nhấn mạnh lời cam kết rằng công ty sẽ cố gắng hơn nữa để chứng minh với khách hàng tính tích cực của họ. Đây rõ ràng là một slogan khôn ngoan. Nó lôi kéo sự ủng hộ của khách hàng bởi sự khiêm tốn và cầu tiến. Và trên thực tế, chiến dịch quảng cáo này đã thành công rực rỡ.

4. Hãy dùng tay thay vì dùng chân! (Let Your Fingers Do The Walking – 1962)

Geers Gross đã viết nó năm 1962 cho Yellow Pages, và đến nay slogan này vẫn chưa “nghỉ hưu”. Theo nghiên cứu của ORC năm 2004, có khoảng 55% số người sử dụng Yellow Pages – cả on hay offline – để tìm kiếm thông tin về những doanh nghiệp địa phương, trong khi số người tìm qua internet chỉ đạt 12%.

Một slogan cổ điển nhưng rất thú vị. Hãy tưởng tượng mà xem, thật khoan khoái khi bạn ngồi thoải mái ở nhà lần giở những trang vàng để tra cứu thông tin thay vì phải đi lòng vòng trên đường phố. Đây là slogan mà có lẽ những trang tìm kiếm trên Internet cũng khao khát được sở hữu.

5. Hàng chính hiệu (It’s the Real Thing – 1969)

Đây là một slogan rất “hot”, không chỉ trong giới quảng cáo. Vì những nhà bảo vệ nhân quyền đã sử dụng chính những từ này để tuyên truyền chống lại những chính sách bị cho là thô bạo của công ty Coca Cola đối với công nhân từ cuối thập kỷ 80.

Khởi nghiệp từ năm 1886, Coca Cola đã và đang sử dụng hơn 45 slogan. Tuy nhiên, “It’s the Real Thing” vẫn được xem là trội hơn cả. Không chỉ được coi là một slogan mẫu mực, nó còn thâm thúy ở chỗ đã ám chỉ những sản phẩm cola khác chỉ là… hàng nhái, hàng ăn theo.

6. Tới nơi an toàn, đúng hẹn (When It Absolutely, Positively Has To Be There Overnight – 1982)

Được phát triển bởi Ally & Gargano vào năm 1982, slogan này ngày nay không còn được tập đoàn FedEx sử dụng nữa. Tuy nhiên nó vẫn được nhắc đến như một slogan cổ điển, dễ hiểu, hoàn toàn làm hài lòng bất cứ ai muốn sử dụng dịch vụ vận chuyển hàng hóa. FedEx đã tạo nên một tiêu chuẩn vàng trong công nghiệp vận chuyển, khiến cho các đối thủ của họ phải chạy dài để bắt kịp.

7. Uống sữa nhé! (Got Milk? – 1993)

Sáng tạo bởi Goodby Silverstein & Partners cho nhà máy chế biến sữa California với mục đích thúc đẩy doanh số bán sữa. Got milk đã góp phần đưa nhãn sữa trở thành một trong những nhãn hiệu mạnh nhất trong lịch sử ngành quảng cáo Hoa Kỳ. Không chỉ giúp cho một chiến dịch quảng cáo tăng sản lượng sữa bán ra thị trường, slogan này còn khiến một quảng cáo bình thường thành một quảng cáo tiêu biểu kiểu Mỹ.

Theo Dân Trí

The post 7 slogan nổi tiếng của thế kỉ 20 appeared first on Định vị nhãn hiệu.

]]>
https://www.dhnh.edu.vn/slogan/13-7-slogan-noi-tieng-cua-the-ki-20.html/feed 0
Làm gì để có được một slogan hay? https://www.dhnh.edu.vn/slogan/14-lam-gi-de-co-duoc-mot-slogan-hay.html https://www.dhnh.edu.vn/slogan/14-lam-gi-de-co-duoc-mot-slogan-hay.html#respond Mon, 09 May 2016 02:21:11 +0000 http://localhost/joomla/2016/05/09/14-lam-gi-de-co-duoc-mot-slogan-hay/ Slogan – khẩu hiệu thương mại, nguyên nghĩa cổ là tiếng hô trước khi xung trận của những chiến binh […]

The post Làm gì để có được một slogan hay? appeared first on Định vị nhãn hiệu.

]]>
Slogan – khẩu hiệu thương mại, nguyên nghĩa cổ là tiếng hô trước khi xung trận của những chiến binh Scotland. Ngày nay trong thương mại, slogan được hiểu như là khẩu hiệu thương mại của một công ty. Slogan thường được coi là một phần tài sản vô hình của công ty dù rằng nó chỉ là một câu nói.
Để có được một slogan hay, ngoài việc đầu tư về chất xám còn phải có sự đầu tư về quảng cáo liên tục với những chiến lược dài hạn. Chính vì vậy, khi có được một slogan đứng được trong tâm trí khách hàng, slogan đó đã trở thành một tài sản vô giá được vun đắp bằng thời gian, tiền bạc và uy tín của công ty.

 

 

Một slogan hay phải hội tụ được một số yếu tố sau:

Thứ nhất là mục tiêu. Một slogan khi được tung ra phải mang một mục tiêu nhất định và hướng đến mục tiêu đó. Ví như khi Pepsi ra đời thì Coca Cola đã là một người khổng lồ trong ngành giải khát rồi. Muốn phát triển được thì phải có một slogan nhắm đến một mục tiêu là lấy lại được thị phần từ Coca Cola. Hãng nước giải khát Pepsi đã lấy slogan là: “Generation Next” (Thế hệ tiếp nối), ý nói đó là một loại nước uống của thế hệ mới và ngầm ý chê bai đối thủ trực tiếp Coca Cola là loại đồ uống cổ lỗ sĩ. Với slogan hay mang trong mình mục tiêu rõ ràng là đánh vào khách hàng trẻ tuổi, Pepsi đã thu hút được phần đông giới trẻ và vươn vai trở thành một đối thủ đáng gờm của Coca Cola.
Thứ hai là ngắn gọn. Một slogan hay luôn phải là một slogan ngắn gọn, dễ hiểu, dễ đọc. Với nhiệm vụ phải đi vào tiềm thức của khách hàng, không ai đi xây dựng một slogan dài dằng dặc đầy đủ toàn bộ về tính năng, tác dụng, đim ưu việt của sản phẩm cả, bởi khách hàng sẽ chẳng ai bỏ công đi nhớ một slogan dài lõng thõng như vậy. Cà phê Trung Nguyên đã phải bỏ slogan dài cũ: “Mang lại nguồn cảm hứng sáng tạo mới” bằng “Khơi nguồn sáng tạo”. Quả thực slogan sau ngắn gọn, ấn tượng và dễ nhớ hơn nhiều.
Thứ ba là không phản cảm. Slogan phải tuyệt đối tránh những từ ngữ có thể gây phản cảm hoặc xúc phạm đến người khác cho dù đó chị là một bộ phận khách hàng rất nhỏ. Nhà cung cấp dịch vụ chuyển phát nhanh DHL đã từng mắc lỗi này khi tung ra một slogan gây một ấn tượng không tốt: “Đến chậm gậm xương”.
Thứ tư, cần nhấn mạnh vào lợi ích sản phẩm. Slogan phải thể hiện được tính năng và lợi ích khi khách hàng sử dụng sản phẩm. Ví như: “Connecting People” (Kết nối mọi người) của hãng điện thoại di động Nokia hay “Luôn luôn lắng nghe. Luôn luôn thấu hiểu” của hãng bảo hiểm quốc tế Prudential.

Tuy nhiên những điều kiện trên chỉ là những điều kiện cơ bản. Một slogan thành công phải mang trong mình thông điệp ấn tượng và khơi gợi được trí tưởng tượng của khách hàng về sản phẩm của mình. Hãng đồ thời trang quần áo lót phụ nữ Victoria Secret đã có một slogan rất hay bằng một câu hỏi: “What is sexy?” (Gợi cảm là gì?). Sản phẩm đồ thể thao của tập đoàn Nike cũng được cất cánh cùng với một slogan được đánh giá là thành công nhất mọi thời đại: “Just Do It!” (Hãy làm điều đó!).

Những doanh nghiệp thương mại ở nước ta chưa mấy có sự đầu tư quan tâm về slogan. Điều đó có thể dễ dàng thấy được là còn có quá ít công ty có slogan hay. Có công ty có slogan nhưng slogan đó còn chưa chuyên nghiệp. Thậm chí có công ty còn chưa có slogan. Xây dựng một slogan hay là một việc làm cần thiết của mỗi công ty trong quá trình thu hút khách hàng và hội nhập quốc tế hiện nay. Một số công ty nước ta đã có slogan khá thành công như slogan của Công ty Biti’s: “Nâng niu bàn chân Việt”. Tuy nhiên đó còn là số ít. Mong rằng trong tương lai gần, các công ty trong nước sẽ quan tâm nhiều hơn đến những tài sản vô hình của công ty như thương hiệu, logo và dĩ nhiên là cả slogan nữa.

 

Nguồn internet

The post Làm gì để có được một slogan hay? appeared first on Định vị nhãn hiệu.

]]>
https://www.dhnh.edu.vn/slogan/14-lam-gi-de-co-duoc-mot-slogan-hay.html/feed 0